Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

Xây dựng xã hội dân sự để tiến tới và củng cố dân chủ

Bài Học số 12

Chúng ta đã biết “Đời sống người dân được quan tâm như thế nào trong một xã hội dân chủ”(Bài số 2). Chúng ta cũng đã biết trong xã hội dân chủ người dân cần phải có tư duy và thái độ ra sao (Bài số 3). Câu hỏi kế tiếp là với tư duy và thái độ đó, bằng con đường nào người dân có thể tiến tới xây dựng và bảo vệ một xã hội dân chủ từ hoàn cảnh xã hội cộng sản độc tài hiện nay.
Hiện nay, nhân danh Nhà Nước, Đảng CSVN tự cho họ quyền sở hữu hết cả và kiểm soát hết cả. Như vậy, muốn có một xã hội dân chủ thì phải xây dựng và phát triển những sinh hoạt của xã hội nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà Nước, phần sinh hoạt này gọi là Xã Hội Dân Sự.
Xã Hội Dân Sự là một phần của xã hội dân chủ trong đó người CÔNG DÂN đóng vai trò chủ động.
Ngay như trong một quốc gia đã tôn trọng nguyên tắc dân chủ, đã có một cơ cấu dân chủ mà phần Xã Hội Dân Sự chưa có hay còn quá yếu kém, thì người dân trong quốc gia đó vẫn chưa được sống trong một xã hội dân chủ, đó là trường hợp nhiều quốc gia Châu Mỹ La Tinh vào những thập niên trước đây. Chính vì xã hội dân sự là sản phẩm của người dân cho nên nếu chờ đợi Nhà Nước phải “đi bước trước” thì sẽ không bao giờ xẩy ra, hay sẽ đòi hỏi một thời gian rất lâu gần giống như tiến trình … từ vượn thành ngợm rồi từ ngợm thành người.


Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

Nhu cầu và vai trò của các tập hợp chính trị trong một thể chế dân chủ

Bài Học số 4


Trong bài Xã Hội Dân Chủ và đời sống người dân, chúng ta đã thấy 12 quốc gia được xếp loại là “tử tế nhất” đều là các nước có thể chế dân chủ. Thật ra, yếu tố dân chủ và hạnh phúc con người không phải chỉ thể hiện ở 12 quốc gia này, đi xuống thấp hơn trong bảng xắp hạng, ta sẽ thấy thứ 13 là Đức quốc, thứ 15 là Úc, 21 là Hoa Kỳ và 25 là Nhật Bản. Xa hơn nữa có Nga ở thứ 95 và Trung Quốc thứ 107.
Như vậy thì không còn hồ nghi gì nữa, phải có một thể chế chính trị dân chủ mới mong khá được. Mục tiêu chính của hệ thống chính trị dân chủ là làm sao người dân tự định đoạt số phận của mình và làm sao ngăn cản độc tài. Các cuộc bầu cử chỉ có ý nghĩa và giá trị nếu các quyền tự do ngôn luận, tụ họp và lập hội được tôn trọng và ứng cứ viên phải trực tiếp từ người dân chứ không bị giới hạn trong số ứng viên đã được gạn lọc bởi guồng máy đang nắm quyền. Muốn được như vậy thì  giữa công dân và chính quyền phải có một hệ thống hội đoàn và đảng chính trị. Những tập hợp quần chúng này là những đơn vị cần thiết trong guồng máy chính trị quốc gia vì sự vận hành của xã hội đã trở nên phức tạp, những cá nhân đơn lẻ sẽ không có khả năng theo dõi, nắm vững và tham gia vào sinh hoạt quốc gia. Tuy nhiên, vi thói quen hợp tác giữa một nhóm người thường không có trong các xã hội bị trị trước đây, để che dấu sự thiếu xót này, người ta thường đề cao thái độ “độc lập”, không phe phái, không chính trị và … không để người khác lợi dụng. Các quan niệm nàychỉ phản ánh tình trạng thiếu hiểu biết và thiếu kinh nghiệm sinh hoạt dân chủ của người dân trong xã hội.