Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

SÁU CÔNG TÁC CHO NHÓM


Nhóm chúng ta có mục đích Học Tập Dân Chủ và Phát Triển Sinh Hoạt Xã Hội Dân Sự. Chúng ta thực hiện các mục tiêu này qua các trao đổi ý kiến và tài liệu và bằng những công tác cụ thể.

Vì hoàn cảnh, địa phương sinh sống và sự hiểu biết cùng khả năng của các thành viên rất khác biệt, Nhóm sẽ không tập trung vào từng công tác một nhưng tiến hành đồng thời nhiều công tác, hoặc do chúng ta đề ra, hoặc hợp tác với một nhóm có sẵn (nhất là về sinh hoạt xã hội dân sự, nếu họ sẵn sàng hợp tác). Căn cứ theo các ý kiến từ anh chị em trong Nhóm, chúng ta sẽ có 2 loại công tác, loại số 1 là Học Tập Dân Chủ và loại số 2 là Xã Hội Dân Sự. Đa phần các công tác này bắt đầu từ số 0, nhưng cứ có trên 3 người tham gia là bắt đầu tiến hành trong khả năng.

Cần lưu ý là tham gia để giúp một tay, không phải là chỉ để học hỏi cho biết. Và đây là công tác 30% online và 70% offline, không chỉ là cá nhân mình mà còn vận động thêm một số người khác cùng hợp tác

Sau đây là  6 Công Tác để các thành viên tùy ý tham dự (có thể ghi danh nhiều hơn 1 công tác):

Công Tác 1 A : Học Tập Dân Chủ

Công Tác 1 B : Phổ biến tài liệu Nhân Quyền

Công Tác 2 A : Áo Giáp cho quyền Bất Tuân Dân Sự

Công Tác 2 B : Nhóm Đưa Sách về các Giáo Sứ

Công Tác 2 C : Vận động các Dân Biểu Yêu Nước lên tiếng bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải

Công Tác 2 D : Hỗ trợ các thương binh bảo vệ Tự Do (VNCH) và Đất Nước (Biên giới Việt Bắc 1979-1984)

Bạn nào sẵn sàng tham gia xin gửi message cho Admin của Nhóm.

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

NHÓM “SÁCH CHO GIÁO XỨ” TRONG NĂM 2015


I.     Giới thiệu về nhóm:

1.    Từ việc nhận ra giá trị của sách mang lại cho đời sống xã hội, càng quan trọng hơn đối với đời sống đức tin của người giáo dân, Nhóm Sách cho Giáo xứ được thành lập năm 2011 do Luật sư Lê Quốc Quân làm trưởng nhóm, là một nhánh hoạt động của phong trào Sách hóa nông thôn, tập trung chủ yếu vào người Công giáo. Ban đầu Nhóm chỉ gồm 3 – 4 thành viên, là các bạn trẻ học tập và sinh sống tại Hà Nội, hoạt động với tinh thần tự nguyện. Cùng với sự đồng hành và hỗ trợ về nguồn của một số quý vị ân nhân, thân nhân, Nhóm đã hoạt động và phát triển trong suốt 2 năm tại Hà Nội, tăng dần số thành viên lên thành 7 – 8 người. Đến năm 2013, Nhóm chính thức tách thành 2 nhánh: Hà Tĩnh và Hà Nội. Hiện tại, thành viên Nhóm Sách cho Giáo xứ gồm 23 thành viên, chủ yếu là sinh viên, 1 số chưa có công việc ổn định. Trong đó:

-        Trưởng nhóm   : Võ Thị Mai Hương – GX Văn Hạnh – GP Vinh

-        Thư ký              : Nguyễn Thùy Dung – GX Vĩnh Phước – GP Vinh

-        Ban linh hoạt viên:       

·       Nguyễn Hồng Kỳ - GX Yên Đại – GP Vinh

·       Vũ Anh Tuấn – GX Yên Cư – GP Bắc Ninh

-        Ban truyền thông:        

·       Hồ Huy Khang – GX Yên Hòa – GP Vinh

·       Phạm Văn Sỹ - GX Thanh Tân – GP Vinh

·       Nguyễn Kim Cương– GX Tư Đình– GP Hà Nội

·       Nguyễn Văn Hoàn – GX Vạn Thành – GP Vinh

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

Xây dựng xã hội dân sự để tiến tới và củng cố dân chủ

Bài Học số 12

Chúng ta đã biết “Đời sống người dân được quan tâm như thế nào trong một xã hội dân chủ”(Bài số 2). Chúng ta cũng đã biết trong xã hội dân chủ người dân cần phải có tư duy và thái độ ra sao (Bài số 3). Câu hỏi kế tiếp là với tư duy và thái độ đó, bằng con đường nào người dân có thể tiến tới xây dựng và bảo vệ một xã hội dân chủ từ hoàn cảnh xã hội cộng sản độc tài hiện nay.
Hiện nay, nhân danh Nhà Nước, Đảng CSVN tự cho họ quyền sở hữu hết cả và kiểm soát hết cả. Như vậy, muốn có một xã hội dân chủ thì phải xây dựng và phát triển những sinh hoạt của xã hội nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà Nước, phần sinh hoạt này gọi là Xã Hội Dân Sự.
Xã Hội Dân Sự là một phần của xã hội dân chủ trong đó người CÔNG DÂN đóng vai trò chủ động.
Ngay như trong một quốc gia đã tôn trọng nguyên tắc dân chủ, đã có một cơ cấu dân chủ mà phần Xã Hội Dân Sự chưa có hay còn quá yếu kém, thì người dân trong quốc gia đó vẫn chưa được sống trong một xã hội dân chủ, đó là trường hợp nhiều quốc gia Châu Mỹ La Tinh vào những thập niên trước đây. Chính vì xã hội dân sự là sản phẩm của người dân cho nên nếu chờ đợi Nhà Nước phải “đi bước trước” thì sẽ không bao giờ xẩy ra, hay sẽ đòi hỏi một thời gian rất lâu gần giống như tiến trình … từ vượn thành ngợm rồi từ ngợm thành người.


Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

Nhu cầu và vai trò của các tập hợp chính trị trong một thể chế dân chủ

Bài Học số 4


Trong bài Xã Hội Dân Chủ và đời sống người dân, chúng ta đã thấy 12 quốc gia được xếp loại là “tử tế nhất” đều là các nước có thể chế dân chủ. Thật ra, yếu tố dân chủ và hạnh phúc con người không phải chỉ thể hiện ở 12 quốc gia này, đi xuống thấp hơn trong bảng xắp hạng, ta sẽ thấy thứ 13 là Đức quốc, thứ 15 là Úc, 21 là Hoa Kỳ và 25 là Nhật Bản. Xa hơn nữa có Nga ở thứ 95 và Trung Quốc thứ 107.
Như vậy thì không còn hồ nghi gì nữa, phải có một thể chế chính trị dân chủ mới mong khá được. Mục tiêu chính của hệ thống chính trị dân chủ là làm sao người dân tự định đoạt số phận của mình và làm sao ngăn cản độc tài. Các cuộc bầu cử chỉ có ý nghĩa và giá trị nếu các quyền tự do ngôn luận, tụ họp và lập hội được tôn trọng và ứng cứ viên phải trực tiếp từ người dân chứ không bị giới hạn trong số ứng viên đã được gạn lọc bởi guồng máy đang nắm quyền. Muốn được như vậy thì  giữa công dân và chính quyền phải có một hệ thống hội đoàn và đảng chính trị. Những tập hợp quần chúng này là những đơn vị cần thiết trong guồng máy chính trị quốc gia vì sự vận hành của xã hội đã trở nên phức tạp, những cá nhân đơn lẻ sẽ không có khả năng theo dõi, nắm vững và tham gia vào sinh hoạt quốc gia. Tuy nhiên, vi thói quen hợp tác giữa một nhóm người thường không có trong các xã hội bị trị trước đây, để che dấu sự thiếu xót này, người ta thường đề cao thái độ “độc lập”, không phe phái, không chính trị và … không để người khác lợi dụng. Các quan niệm nàychỉ phản ánh tình trạng thiếu hiểu biết và thiếu kinh nghiệm sinh hoạt dân chủ của người dân trong xã hội.

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

Tư duy và thái độ cần có của người dân trong một xã hội dân chủ

Bài Học số 3
 
Ở thủa hoang sơ, chưa có xã hội, chưa thành quốc gia, con người tuy sống cơ cực vất vả, nhưng người ta vẫn sống...
Ngược lại, nếu xã hội hay quốc gia không có con người thì những thứ đó chỉ còn là những xác không hồn, đúng hơn, chưa được coi là những cái xác. Như vậy thì người dân phải là chủ của xã hội, của quốc gia, dân chủ chỉ là một hiện tượng tự nhiên, hợp lý ...
Những vua chúa trước đây đã nhân danh “mệnh trời” hay những chính thể độc tài ngày nay, nhân danh “quy luật lịch sử” để áp đặt quyền cai trị của họ lên xã hội, lên người dân, chỉ là những hành động tiếm đoạt, cướp quyền Dân Chủ của người dân.
Vậy phải làm sao lấy lại dân chủ là việc làm hợp lý và cần thiết.
Nhưng cũng như mọi trường hợp tài sản bị cướp đoạt, nếu ta không tha thiết với tài sản đã mất, nếu không có ý chí đòi lại, thì sẽ không thể nào có lại, hay co được “cho lại” thì cũng sẽ mất. Như vậy điều kiện để có được và giữ được dân chủ là người dân phải tha thiết với quyền làm chủ Đất Nước của mình.

 



Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Tư duy và thái độ cần có của người dân trong một xã hội dân chủ

Từng Con Người Dân Chủ sẽ hợp thành một Xã Hội Dân Chủ, Xã Hội Dân Chủ sẽ tạo ra Chính Trị Dân Chủ, Chính Trị Dân Chủ sẽ sinh ra Chính Thể Dân Chủ ... Dân Chủ đến từ "bản chất" ý thức của công chúng, không phải đến từ chính quyền với những "hiện tượng" : danh nghĩa, quốc hiệu, đảng hiệu, quốc kỳ, chính thể, cơ chế, hiến pháp, pháp luật ...
Do cơ duyên của lịch sử, các xã hội dân chủ đã hình thành trong những hoàn cảnh khác nhau, nhưng để tiến tới hay duy trì sinh hoạt dân chủ trong một quốc gia, tư duy và thái độ dân chủ của người dân là yếu tố căn bản.
Để làm chủ quốc gia, người dân trước nhất phải có ý hướng, thái độ và kiến thức “làm chủ”.
Ý hướng dân chủ khởi đi từ điểm mỗi người dân phải lưu tâm tới xã hội xung quanh mình, biết tán thưởng điều hay và bận tâm trước những chuyện xấu xa, không phải chỉ đối với xã hội loài người mà cả tới môi trường và cảnh quan xung quanh. Những con người vô cảm sẽ không có khả năng, chưa nói tới xứng đáng, tham gia sinh hoạt trong một xã hội dân chủ. Nếu một con người vô cảm có cơ hội “lạc tới” một xã hội dân chủ, con người đó sẽ chỉ là những thành phần sống bám, lợi dụng các tiện ích vật chất và tinh thần do xã hội mang lại.

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Xã hội dân chủ và đời sống của người dân

Bài Học số 2

Nếu mọi người dân đều tha thiết có một xã hội dân chủ thì chẳng chế độ độc tài nào có thể tồn tại. Cái nếu này đã không xẩy ra tại nhiều xứ vì ở đó nhiều người còn nghĩ dân chủ như một nhu cầu chính trị cao xa, hay tệ hơn nữa là nguyên nhân mất trật tự tại một số nơi. Nhưng nếu hiểu dân chủ một cách nghiêm chỉnh thì dân chủ chỉ là một thể chế có sự bảo đảm là các viên chức chính quyền phải thực sự là những nhân viên phục vụ dân chúng : Dân là chủ, và người dân có điều kiện thay đổi những nhân viên nhà nước bất tài hay thiếu đạo đức, kể từ cấp lãnh đạo cao cấp nhất...
Dân chủ đã bị hiểu lầm một phần do sự xuyên tạc của chế độ độc tài nắm quyền, nhưng phần chính là do sự thiếu kiến thức của người dân, do thái độ vô cảm … với vận mệnh của chính mình.