Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Tổng Quát về Xã Hội Dân Sự

 https://www.facebook.com/photo.php?fbid=255209077963034&set=a.228332043984071.1073741826.228323463984929&type=1&theater


https://soundcloud.com/nguy-ns-ph-t/bu-i-h-c-1
Đây là một tài liệu nói của diễn giả Nguyễn Phát.
(Trong chương trình  CHƯƠNG TRÌNH CHIA SẺ KIẾN THỨC CỦA HỘI ANH EM DÂN CHỦ
Tài liệu của HỘI YÊU NƯỚC)

Phần trình bầy khoảng 60 phút, rất căn bản, khúc triết và dễ hiểu.
Trong tương lai, chúng tôi sẽ cố gắng có tài liệu viết của tác giả.

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Giới thiệu Nhóm ”Những Người Bạn của Nguyễn Quốc Quân”

 


Nhóm Những Người Bạn của Nguyễn Quốc Quân đã được thành lập vào ngày 20/6/2012, hai tháng sau khi TS Nguyễn Quốc Quân bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam tại phi trường Tân Sơn Nhất khi anh từ Mỹ trở về VN trong một chuyến công tác.
Mục tiêu của Nhóm là hỗ trợ những đồng bào đang góp phần tranh đấu cho quyền Dân Chủ và chống xâm lăng của Tàu Cộng tại Việt Nam theo như  chủ trương của Nguyễn Quốc Quân, dầu cho anh đang bị giam giữ. 


                   http://www.facebook.com/groups/362380647160528/

Nhóm Những Người Bạn của Nguyễn Quốc Quân quy tụ khoảng 100 thành viên, gồm những cư dân mạng liên lạc với nhau qua Facebook. Trong thời gian hoạt động vừa qua, sự góp phần của Nhóm để tranh đấu cho tự do cho Nguyễn Quốc Quân chỉ bàng bạc, khiêm tốn. Phần cụ thể kiểm nhận được là sự hỗ trợ cho các đồng bào đã tham gia tranh đấu cho dân chủ và chủ quyền Việt Nam tại quốc nội…



Chị Lạc Việt đã đại diện Nhóm "Những người bạn của Nguyễn Quốc Quân" chiều 30.1.13 đã tặng bó hoa chào mừng TS NQQuân trở về vùng đất tự do tại phi trường LAX sau 9 tháng bị CSVN bắt giữ một cách tùy tiện.

Nay, sau khi TS Nguyễn Quốc Quân đã được CSVN trả tự do và ra lại hải ngoại, nhóm Những Người Bạn của Nguyễn Quốc Quân sẽ giữ nguyên danh xưng và tiếp tục nỗ lực hỗ trợ các đồng bào trong nước đang tranh đấu cho dân chủ và chủ quyền lãnh thổ & lãnh hải Việt Nam.
Trong 7 tháng qua, trên 40 đồng bào đã được Nhóm gửi quà hỗ trợ, trong đó gồm gia đình các nhà dân chủ đang bị cầm tù, những nhà tranh đấu và cựu tù nhân có tên được nhiều người biết và rất nhiều đồng bào, hầu như vô danh, nhưng được thành viên của Nhóm giới thiệu vì biết rõ họ là những người đã thực sự góp phần vào công cuộc tranh đấu cho quyền dân chủ và chống Trung cộng xâm lăng. Chúng tôi coi các nhân vật nổi tiếng hay những đồng bào chưa được ai biết tới như nhau, sau đây là hình ảnh vài đồng bào đã được Nhóm gửi quà hỗ trợ:

  
Quà đã được gửi tặng chị Trần Thị Nga, người phụ nữ  bồng con đi biểu tình.
  

Món quà cũng đã được gửi tới những người phải chịu cảnh tù đầy của Việt cộng như trường hợp ông Huỳnh Nguyên Đạo



Hay một đồng bào đã ngang nhiên thách đố bạo quyền như anh Trương Văn Dũng

Ngoài việc hỗ trợ các đồng bào góp phần tranh đấu cho dân chủ và lãnh thổ & lãnh hải VN, trong dịp Tết Quý Tỵ, Nhóm Bạn Nguyễn Quốc Quân, với sự chung góp tài chánh và công sức của nhiều đồng bào quốc nội, cũng đã tặng bánh chưng và quà Tết cho trên 150 đồng bào dân oan tại vườn hoa Lý Tự Trọng.






Các thành viên của Nhóm tham gia sinh hoạt bằng trao đổi thông tin và đóng góp ý kiến, thành viên sẽ giới thiệu hay cho ý kiến nên hỗ trợ ai trong số đồng bào đang góp phần tranh đấu. Các thành viên cũng chung góp tài chánh (trong khả năng) để tặng quà cho những đối tượng được lựa chọn, liên lạc an ủi, khích lệ hoặc viết bài giới thiệu các đồng bào này.
Đây là cơ hội một số người đã khai dụng được môi trường ảo của Internet để làm một việc thật, tạo được sự hợp tác giữa người Việt ở trong và ngoài nước và góp phần tạo hậu thuẫn cho những đồng bào quốc nội đang can đảm tranh đấu cho quyền dân chủ và chống lại giặc ngoại xâm Trung cộng.

Đinh Hoàng

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Dân Chủ Là Gì ? (Nguyễn Hưng Quốc)

DÂN CHỦ LÀ GÌ?


Trong hơn hai thập niên vừa qua, trên thế giới, có lẽ ít có chữ nào, về phương diện tần số xuất hiện, được phổ cập; về phương diện từ nguyên, đơn giản và dễ hiểu; về phương diện lý tưởng, được nhiều người đồng thuận; nhưng về phương diện ngữ nghĩa, lại mơ hồ; và về phương diện chính trị, lại bị lợi dụng nhiều như chữ dân chủ.

Ở đâu cũng nghe chữ dân chủ. Chữ dân chủ xuất hiện ngay trong tên chính thức của nhiều nước (chẳng hạn, ở Việt Nam trước đây, “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”) hoặc trong hàng tiêu ngữ thường được viết dưới quốc hiệu. Chữ dân chủ cũng được đặt làm tên các đảng phái chính trị. Phần lớn các cuộc cách mạng nổi lên từ đầu thế kỷ 20 đều nhắm đến lý tưởng dân chủ. Các cuộc cách mạng bùng nổ ào ạt từ cuối thế kỷ 20 lại càng giương cao ngọn cờ dân chủ. Nhân danh dân chủ, người ta phá sập bức tường Bá Linh. Nhân danh dân chủ, người ta tuyên bố khai tử chủ nghĩa cộng sản từng có thời thống trị cả một nửa nhân loại. Gần đây, cũng nhân danh dân chủ, người dân ở một số nước Trung Đông và Bắc Phi xuống đường thách thức lại các chế độ chuyên chế từng bóp nghẹt tự do của họ trong cả mấy chục năm ròng rã.

Hội Anh Em Dân Chủ

  • Address
    Hanoi, Vietnam 10,000
  • Short Description
    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA HỘI ANH EM DÂN CHỦ: www.hoidanchu.org
    EMAIL: bfdvn01@hushmail.com
    MỜI QUÍ VỊ TÌM HIỂU VỀ HỘI: About
  • Long Description
    DỰ THẢO ĐIỀU LỆ
    Hội Anh Em Dân Chủ có tên tiếng Anh là: Brotherhood For Democracy(BFD). BFD là một tổ chức phi chính phủ của... người Việt Nam đang đấu tranh bảo vệ các quyền con người và vận động xây dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ, công bằng và văn minh tại Việt Nam. BFD là một tổ chức được thành lập trên không gian mạng quốc tế, không có trụ sở tại Việt Nam. Do vậy BFD không chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, không cần đăng ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Pháp luật Việt Nam không có qui định nào cấm công dân Việt Nam thành lập Hội trên không gian mạng quốc tế.

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

NỀN VĂN HÓA DÂN CHỦ

NỀN VĂN HÓA DÂN CHỦ
Đôi khi con người có những mong muốn mâu thuẫn nhau. Họ muốn an toàn nhưng lại thích thú mạo hiểm; họ muốn có tự do cá nhân, nhưng cũng đòi bình đẳng xã hội. Nền dân chủ cũng vậy. Nhưng điều quan trọng là phải nhận thức được rằng nhiều mâu thuẫn này, thậm chí cả nghịch lý, đều hiển hiện ở mọi xã hội dân chủ.
Xung đột và đồng thuận

Theo Larry Diamond – học giả đồng thời là nhà văn – giữa xung đột và đồng thuận tồn tại một nghịch lý cơ bản. Ở nhiều phương diện, dân chủ chỉ là một tập hợp những quy định quản lý xung đột. Đồng thời, mâu thuẫn này phải được quản lý trong những giới hạn nhất định và dẫn đến sự thỏa hiệp, đồng thuận hay những hình thức nhất trí khác được tất cả các bên chấp nhận là hợp pháp. Bất cứ sự thiên vị nào đều có thể đe dọa sự cân bằng. Nếu như các nhóm coi dân chủ chỉ là một diễn đàn để họ bày tỏ nhu cầu thì xã hội có thể đổ vỡ từ bên trong. Nếu chính phủ gây sức ép lớn nhằm đạt được sự đồng thuận, bất chấp ý kiến của nhân dân thì xã hội có thể bị đổ vỡ từ bên trên.

Dân chủ cần cả xung đột và đồng thuận. Trong ảnh là những đàn ông ở Sierra Leone đang thảo luận về luật pháp (© L.Lartigue/USAID)
Không có giải pháp đơn giản nào để cân bằng xung đột và đồng thuận. Dân chủ không phải là một cỗ máy có thể tự vận hành được khi những các nguyên tắc hợp lý được đưa vào. Một xã hội dân chủ cần phải có sự cam kết của người dân, theo đó chấp nhận xung đột chính trị và tri thức là điều tất yếu và điều cần thiết là phải có sự khoan dung. Từ góc độ này, chúng ta phải nhận thức được rằng nhiều xung đột trong xã hội dân chủ không phải là sự xung đột giữa “đúng” hay “sai”, mà là xung đột về cách diễn giải thế nào là quyền dân chủ và ưu tiên xã hội.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA DÂN CHỦ

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA DÂN CHỦ
Dân chủ không chỉ đơn thuần là một loạt thể chế quản lý cụ thể. Dân chủ dựa trên nhóm giá trị, quan điểm và thực tiễn đã được nhận thức rõ. Tất cả các giá trị, quan điểm và thực tiễn đó được thể hiện dưới những hình thức khác nhau tùy theo nền văn hóa và các xã hội trên thế giới. Các nền dân chủ phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản chứ không phải những thực tiễn thống nhất.
Những đặc điểm dân chủ cơ bản
·        • Dân chủ là hình thức chính phủ trong đó quyền lực và trách nhiệm công dân do công dân trưởng thành trực tiếp thực hiện hoặc thông qua các đại diện của họ được bầu lên một cách tự do.
·        • Dân chủ dựa trên các nguyên tắc đa số cai trị và các quyền cá nhân. Các nền dân chủ chống lại các chính phủ trung ương tập quyền và phi tập trung hóa chính quyền ở cấp khu vực và địa phương, với nhận thức rằng tất cả các cấp độ chính quyền đều phải được tiếp cận và phải đáp ứng người dân khi có thể.
·        • Các nền dân chủ nhận thức rằng một trong những chức năng chính của họ là bảo vệ các quyền con người cơ bản như tự do ngôn luận và tự do tôn giáo; quyền được pháp luật bảo vệ bình đẳng và cơ hội được tổ chức và tham gia đầy đủ vào đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa của xã hội.
·        • Các nền dân chủ thường xuyên tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng cho công dân ở độ tuổi bầu cử tham gia.
·        • Công dân ở một nền dân chủ không chỉ có các quyền, mà còn có trách nhiệm tham gia hệ
Các cuộc bầu cử công bằng, thường xuyên và được tổ chức quy củ là thiết yếu đối với một nền dân chủ. Trong ảnh, các quan chức bầu cử bố trí nhân viên tại một địa điểm bỏ phiếu ở Paraguay (Javier Medina/ AP Images)
thống chính trị. Đổi lại, hệ thống chính trị đó bảo vệ các quyền lợi và sự tự do của họ.
• Các xã hội dân chủ cam kết với các giá trị khoan dung, hợp tác và thỏa hiệp. Theo lời của Mahatma Gandhi: “Không khoan dung là biểu hiện của tình trạng bạo lực và cản trở phát triển tinh thần dân chủ thực sự”.

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

DÂN CHỦ HÓA TOÀN CẦU (Nguyễn Vũ Bình)



DÂN CHỦ HÓA TOÀN CẦU
Hiện nay con người đang sống ở giai đoạn có ý nghĩa nhất trong lịch sử. Đó là giai đoạn con người bắt đầu thời kỳ xác định chính xác mục tiêu và phương thức để đạt được tự do mà con người đã tìm kiếm hàng vạn năm qua. Tự do của con người đang sống trên trái đất, đúng nghĩa nhất, phải là tự do hoàn toàn. Có nghĩa là một con người khi ở Mỹ, ở Xô-ma-li, ở Nhật Bản, ở Bắc Triều Tiên, ở Pháp, ở Vê-nê-zuê-na đều phải được tự do như nhau. Dân chủ phải được xây dựng, với cùng nguyên lý, ở tất cả các châu lục, các bờ đại dương và tất cả các quốc gia. Tóm lại, đó là tiến trình dân chủ hóa toàn cầu.
Cơ sở quan trọng nhất để nói rằng chúng ta đang trong tiến trình dân chủ hóa toàn cầu là các tiến trình tự nhiên của lịch sử đang kích hoạt nhu cầu tự bảo tồn của con người với tư cách nhân loại, trên phạm vi toàn cầu. Một cách dễ hiểu, con người hiện đang phải đối mặt với nguy cơ tự diệt vong, bị diệt vong trong tương lai gần.
- Nguy cơ tự diệt vong: có hai nguy cơ hiển hiện trước mắt, đó là chiến tranh nguyên tử trên phạm vi toàn cầu và thảm họa môi trường sinh thái toàn cầu.
- Nguy cơ bị diệt vong: các lý thuyết, dấu hiệu về ngày tận thế và khả năng nhân loại bị tấn công bởi người ngoài trái đất, bởi một nền văn minh khác.
Sự hợp tác tự nguyện của con người trên phạm vi toàn cầu được dẫn dắt bởi bản năng và tiềm thức nhân loại (nhu cầu tự bảo tồn con người) sẽ được kết hợp với nhận thức, ý thức của con người được phản ánh từ thực tiễn cuộc sống, đó là:

DÂN CHỦ LÀ GÌ? (Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ)





DÂN CH LÀ GÌ?

ỦY BAN NHÂN QUYỀN VIỆT NAM TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU
TÓM LƯỢC DÂN CHỦ
Ấn phẩm của Chương trình thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

Năm 1215, các nhà quý tộc Anh gây áp lực buộc Vua nước Anh John phải ký một văn kiện gọi là Magna Carta (Hiến chương), một bước quan trọng trên còn đường tiến tới nền dân chủ hợp hiến. Làm như vậy nghĩa là nhà vua đã thừa nhận ông phải tuân thủ luật pháp giống những người khác (© Bettmann/CORBIS)
NỘI DUNG
1/ Dân chủ là gì?
2/ Những đặc điểm của dân chủ
3/ Các quyền và nghĩa vụ
4/ Bầu cử dân chủ
5/ Pháp Quyền
6/ Chủ nghĩa hợp hiến
7/ Ba trụ cột của chính phủ
8/ Giới truyền thông độc lập và tự do
9/ Các đảng phái chính trị, nhóm lợi ích, các tổ chức phi chính phủ
10/ Quan hệ quân sự và dân sự
11/ Nền văn hóa dân chủ
 Nội dung tiếng Anh của ấn phẩm này có trên Internet tại địa chỉ:

Thế nào là dân chủ hóa? (Ngô Nhân Dụng)



http://boxitvn.blogspot.com/2013/04/the-nao-la-dan-chu-hoa.html

29/04/2013

Thế nào là dân chủ hóa?

Ngô Nhân Dụng
Năm ngoái nước Miến Điện (Myanmar) bắt đầu tiến trình dân chủ hóa; sau khi chính quyền quân phiệt mời bà Aung San Suu Kyi và đảng Liên minh Dân tộc Dân chủ do bà lãnh đạo tham dự cuộc bỏ phiếu, dù chỉ bầu có một phần vào Quốc hội. Hiện tượng này cũng giống như cuộc bầu cử năm 1989 tại Ba Lan, trong đó Công đoàn Đoàn Kết (Solidarnosc) lần đầu tiên tham dự cuộc bầu cử, chỉ bầu 35% Quốc hội (Sejm). Cả hai lần, các nhóm đối lập với chính quyền đều thắng lớn. Năm đó, Ba Lan cũng sống trong tình trạng “thiết quân luật.” Dưới quyền một “Hội đồng Cứu quốc,” hầu hết các bộ trưởng, các chủ tịch địa phương, và phần lớn chức quản đốc các doanh nghiệp nhà nước đều do quân nhân nắm giữ. Các cuộc tranh cử trên diễn ra mặc dù cả cả đảng bà Suu Kyi và công đoàn của ông Walesa đều chưa được công nhận là hợp pháp. Cả hai cuộc bỏ phiếu trên đều chỉ diễn ra sau khi những người đang cầm quyền tại hai quốc gia đã gặp gỡ, thảo luận với những người đối lập; và tại mỗi nước, chính quyền cũng như bên đối lập đều tin tưởng vào thiện chí của nhau trước khi bắt tay tiến hành dân chủ hóa.

Thế nào là dân chủ (Phạm Hồng Sơn)



http://www.danchimviet.info/archives/5384/th%E1%BA%BF-nao-la-dan-ch%E1%BB%A7/2009/12

|

Thế nào là dân chủ

CHÍNH TRỊ, KINH TẾ VÀ ÐA NGUYÊN
SỰ THAM GIA HOẠT ÐỘNG XÃ HỘI
Các công dân không bắt buộc phải tham gia vào các hoạt động chính trị và họ cũng được tự do thể hiện sự không hài lòng bằng cách không tham gia vào các hoạt động chính trị. Nhưng nếu không có sự tham gia tích cực của công dân thì nền dân chủ sẽ trở nên yếu ớt. Công dân trong các xã hội dân chủ có cơ hội được tham gia vào rất nhiều các tổ chức, các hiệp hội tư nhân, các tổ chức tình nguyện. Phần lớn các tổ chức đó hoạt động liên quan tới các chính sách công cộng. Và chỉ có một số là do chính phủ tài trợ và kiểm soát. Một quyền cơ bản để tạo nên dân chủ là mọi cá nhân có quyền tự do hội họp, tự do tổ chức và thành lập các hội dưới nhiều dạng khác nhau của tổ chức phi chính phủ. Khi những người có cùng lợi ích tập hợp nhau lại, khi đó tiếng nói của họ sẽ được lắng nghe và cơ hội để gây ảnh hưởng đốùi với các thảo luận chính trị sẽ được tăng lên. Như Alexis de Tocqueville, nhà nghiên cứu chính trị nổi tiếng thế kỷ 19 đã viết :” Không có một đất nước nào mà sự đòi hỏi cấp thiết phải có các hiệp hội để chống lại sự chuyên chế bè cánh và sự độc đoán lãnh đạo như một đất nước được xây dựng theo kiểu dân chủ.”

Các Bài Học cho Chương Trình Học Tập Dân Chủ



Tranh đấu cho Dân Chủ là mẫu số chung của hầu hết người VN, nhưng Dân Chủ là gì và tranh đấu cho dân chủ là đòi hỏi những gì, tranh đấu ra sao, cần có những điều kiện nào thì ít thấy những tài liệu trình bầy một cách xuyên suốt. Đôi khi ngược lại, tài liệu viết về dân chủ lại quá rườm rà, mang tính chất hàn lâm, lý thuyết, không đáp ứng nhu cầu hiểu biết thực tế của phần lớn người dân.
Nhóm Học Tập Dân Chủ có mục đích thu thập các tài liệu về chính trị, xã hội, lịch sử, văn học cần thiết cho một xã hội Việt Nam dân chủ, với các kiến thức thu gom được, Nhóm hy vọng có thể đúc kết thành những bài học và tiến hành một chương trình quảng bá những bài học đó.
Trong thời gian trước mặt, Nhóm đang tiến hành những công việc sau:
     -   Kiểm kê và nhận định về các chương trình huấn luyện dân chủ hiện có.
     -   Kêu gọi cộng tác viên sưu tập, viết và góp ý cho những đề tài cần thiết để xây dựng Dân Chủ.
     -   Căn cứ trên các tài liệu thu gom, sẽ soạn thảo thành một số bài học. Các bài học sẽ được viết theo 2 trình độ :
               - Trình độ phổ thông, hướng vào thành phần quần chúng có học lực Trung Học (lớp 7 bậc Trung Học).
               - Trình độ đại học dành cho những người có sinh hoạt ảnh hưởng lên nhiều người khác.
     Các tài liệu được khởi công soạn thảo là ở trình độ phổ thông. Sau khi được viết ra, tài liệu sẽ được phổ biến trong Nhóm để lấy ý kiến kiện toàn, sau đó trở thành các bài học căn bản để phổ biến. Có 13 đề tài được dự trù khai triển thành từ 500 tới 2000 chữ và được dùng làm Các Bài Học Dân Chủ của Nhóm. Các đề tài đó là:

Tổng quan về dân chủ


1/ Tại sao Thực Hiện Dân Chủ phải là mục tiêu hàng đầu cho cuộc tranh đấu của chúng ta
2/ Các xã hội dân chủ và đời sống của người dân
3/ Tư duy và thái độ cần có của người dân trong 1 xã hội dân chủ
4
/ Nhu cầu và vai trò của các tập hợp chính trị trong một thể chế dân chủ

Những đặc trưng của chế độ dân chủ

5/ Chế độ dân chủ vận hành ra sao
6
/ Dân cử và tổ chức tuyển cử
7
/ Tư pháp trong thể chế dân chủ
8
/ Báo chí trong thể chế dân chủ
9
/ Giáo dục trong thể chế dân chủ
10/ An sinh xã hội trong thể chế dân chủ
11/ Tôn giáo trong thể chế dân chủ

Xây dựng và phát triển chế độ dân chủ
 
12/ Xây dựng xã hội dân sự để tiến tới và củng cố dân chủ
13/ Từ Độc Tài tới Dân Chủ trên thế giới
Các  Bài Học này sẽ được thường xuyên tu chỉnh và chương trình học tập và quảng bá sẽ được tiến hành ngay sau khi một phần các bài vở được soạn thảo, các bài còn lại sẽ được hoàn tất tiếp.
Nhóm Học Tập Dân Chủ được thành lập vào tháng 1/2015, chương trình học tập và quảng bá được dự trù bắt đầu vào tháng 7/2015.

Hoàng Cơ Định