Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

SÁU CÔNG TÁC CHO NHÓM


Nhóm chúng ta có mục đích Học Tập Dân Chủ và Phát Triển Sinh Hoạt Xã Hội Dân Sự. Chúng ta thực hiện các mục tiêu này qua các trao đổi ý kiến và tài liệu và bằng những công tác cụ thể.

Vì hoàn cảnh, địa phương sinh sống và sự hiểu biết cùng khả năng của các thành viên rất khác biệt, Nhóm sẽ không tập trung vào từng công tác một nhưng tiến hành đồng thời nhiều công tác, hoặc do chúng ta đề ra, hoặc hợp tác với một nhóm có sẵn (nhất là về sinh hoạt xã hội dân sự, nếu họ sẵn sàng hợp tác). Căn cứ theo các ý kiến từ anh chị em trong Nhóm, chúng ta sẽ có 2 loại công tác, loại số 1 là Học Tập Dân Chủ và loại số 2 là Xã Hội Dân Sự. Đa phần các công tác này bắt đầu từ số 0, nhưng cứ có trên 3 người tham gia là bắt đầu tiến hành trong khả năng.

Cần lưu ý là tham gia để giúp một tay, không phải là chỉ để học hỏi cho biết. Và đây là công tác 30% online và 70% offline, không chỉ là cá nhân mình mà còn vận động thêm một số người khác cùng hợp tác

Sau đây là  6 Công Tác để các thành viên tùy ý tham dự (có thể ghi danh nhiều hơn 1 công tác):

Công Tác 1 A : Học Tập Dân Chủ

Công Tác 1 B : Phổ biến tài liệu Nhân Quyền

Công Tác 2 A : Áo Giáp cho quyền Bất Tuân Dân Sự

Công Tác 2 B : Nhóm Đưa Sách về các Giáo Sứ

Công Tác 2 C : Vận động các Dân Biểu Yêu Nước lên tiếng bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải

Công Tác 2 D : Hỗ trợ các thương binh bảo vệ Tự Do (VNCH) và Đất Nước (Biên giới Việt Bắc 1979-1984)

Bạn nào sẵn sàng tham gia xin gửi message cho Admin của Nhóm.

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

NHÓM “SÁCH CHO GIÁO XỨ” TRONG NĂM 2015


I.     Giới thiệu về nhóm:

1.    Từ việc nhận ra giá trị của sách mang lại cho đời sống xã hội, càng quan trọng hơn đối với đời sống đức tin của người giáo dân, Nhóm Sách cho Giáo xứ được thành lập năm 2011 do Luật sư Lê Quốc Quân làm trưởng nhóm, là một nhánh hoạt động của phong trào Sách hóa nông thôn, tập trung chủ yếu vào người Công giáo. Ban đầu Nhóm chỉ gồm 3 – 4 thành viên, là các bạn trẻ học tập và sinh sống tại Hà Nội, hoạt động với tinh thần tự nguyện. Cùng với sự đồng hành và hỗ trợ về nguồn của một số quý vị ân nhân, thân nhân, Nhóm đã hoạt động và phát triển trong suốt 2 năm tại Hà Nội, tăng dần số thành viên lên thành 7 – 8 người. Đến năm 2013, Nhóm chính thức tách thành 2 nhánh: Hà Tĩnh và Hà Nội. Hiện tại, thành viên Nhóm Sách cho Giáo xứ gồm 23 thành viên, chủ yếu là sinh viên, 1 số chưa có công việc ổn định. Trong đó:

-        Trưởng nhóm   : Võ Thị Mai Hương – GX Văn Hạnh – GP Vinh

-        Thư ký              : Nguyễn Thùy Dung – GX Vĩnh Phước – GP Vinh

-        Ban linh hoạt viên:       

·       Nguyễn Hồng Kỳ - GX Yên Đại – GP Vinh

·       Vũ Anh Tuấn – GX Yên Cư – GP Bắc Ninh

-        Ban truyền thông:        

·       Hồ Huy Khang – GX Yên Hòa – GP Vinh

·       Phạm Văn Sỹ - GX Thanh Tân – GP Vinh

·       Nguyễn Kim Cương– GX Tư Đình– GP Hà Nội

·       Nguyễn Văn Hoàn – GX Vạn Thành – GP Vinh

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

Xây dựng xã hội dân sự để tiến tới và củng cố dân chủ

Bài Học số 12

Chúng ta đã biết “Đời sống người dân được quan tâm như thế nào trong một xã hội dân chủ”(Bài số 2). Chúng ta cũng đã biết trong xã hội dân chủ người dân cần phải có tư duy và thái độ ra sao (Bài số 3). Câu hỏi kế tiếp là với tư duy và thái độ đó, bằng con đường nào người dân có thể tiến tới xây dựng và bảo vệ một xã hội dân chủ từ hoàn cảnh xã hội cộng sản độc tài hiện nay.
Hiện nay, nhân danh Nhà Nước, Đảng CSVN tự cho họ quyền sở hữu hết cả và kiểm soát hết cả. Như vậy, muốn có một xã hội dân chủ thì phải xây dựng và phát triển những sinh hoạt của xã hội nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà Nước, phần sinh hoạt này gọi là Xã Hội Dân Sự.
Xã Hội Dân Sự là một phần của xã hội dân chủ trong đó người CÔNG DÂN đóng vai trò chủ động.
Ngay như trong một quốc gia đã tôn trọng nguyên tắc dân chủ, đã có một cơ cấu dân chủ mà phần Xã Hội Dân Sự chưa có hay còn quá yếu kém, thì người dân trong quốc gia đó vẫn chưa được sống trong một xã hội dân chủ, đó là trường hợp nhiều quốc gia Châu Mỹ La Tinh vào những thập niên trước đây. Chính vì xã hội dân sự là sản phẩm của người dân cho nên nếu chờ đợi Nhà Nước phải “đi bước trước” thì sẽ không bao giờ xẩy ra, hay sẽ đòi hỏi một thời gian rất lâu gần giống như tiến trình … từ vượn thành ngợm rồi từ ngợm thành người.


Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

Nhu cầu và vai trò của các tập hợp chính trị trong một thể chế dân chủ

Bài Học số 4


Trong bài Xã Hội Dân Chủ và đời sống người dân, chúng ta đã thấy 12 quốc gia được xếp loại là “tử tế nhất” đều là các nước có thể chế dân chủ. Thật ra, yếu tố dân chủ và hạnh phúc con người không phải chỉ thể hiện ở 12 quốc gia này, đi xuống thấp hơn trong bảng xắp hạng, ta sẽ thấy thứ 13 là Đức quốc, thứ 15 là Úc, 21 là Hoa Kỳ và 25 là Nhật Bản. Xa hơn nữa có Nga ở thứ 95 và Trung Quốc thứ 107.
Như vậy thì không còn hồ nghi gì nữa, phải có một thể chế chính trị dân chủ mới mong khá được. Mục tiêu chính của hệ thống chính trị dân chủ là làm sao người dân tự định đoạt số phận của mình và làm sao ngăn cản độc tài. Các cuộc bầu cử chỉ có ý nghĩa và giá trị nếu các quyền tự do ngôn luận, tụ họp và lập hội được tôn trọng và ứng cứ viên phải trực tiếp từ người dân chứ không bị giới hạn trong số ứng viên đã được gạn lọc bởi guồng máy đang nắm quyền. Muốn được như vậy thì  giữa công dân và chính quyền phải có một hệ thống hội đoàn và đảng chính trị. Những tập hợp quần chúng này là những đơn vị cần thiết trong guồng máy chính trị quốc gia vì sự vận hành của xã hội đã trở nên phức tạp, những cá nhân đơn lẻ sẽ không có khả năng theo dõi, nắm vững và tham gia vào sinh hoạt quốc gia. Tuy nhiên, vi thói quen hợp tác giữa một nhóm người thường không có trong các xã hội bị trị trước đây, để che dấu sự thiếu xót này, người ta thường đề cao thái độ “độc lập”, không phe phái, không chính trị và … không để người khác lợi dụng. Các quan niệm nàychỉ phản ánh tình trạng thiếu hiểu biết và thiếu kinh nghiệm sinh hoạt dân chủ của người dân trong xã hội.

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

Tư duy và thái độ cần có của người dân trong một xã hội dân chủ

Bài Học số 3
 
Ở thủa hoang sơ, chưa có xã hội, chưa thành quốc gia, con người tuy sống cơ cực vất vả, nhưng người ta vẫn sống...
Ngược lại, nếu xã hội hay quốc gia không có con người thì những thứ đó chỉ còn là những xác không hồn, đúng hơn, chưa được coi là những cái xác. Như vậy thì người dân phải là chủ của xã hội, của quốc gia, dân chủ chỉ là một hiện tượng tự nhiên, hợp lý ...
Những vua chúa trước đây đã nhân danh “mệnh trời” hay những chính thể độc tài ngày nay, nhân danh “quy luật lịch sử” để áp đặt quyền cai trị của họ lên xã hội, lên người dân, chỉ là những hành động tiếm đoạt, cướp quyền Dân Chủ của người dân.
Vậy phải làm sao lấy lại dân chủ là việc làm hợp lý và cần thiết.
Nhưng cũng như mọi trường hợp tài sản bị cướp đoạt, nếu ta không tha thiết với tài sản đã mất, nếu không có ý chí đòi lại, thì sẽ không thể nào có lại, hay co được “cho lại” thì cũng sẽ mất. Như vậy điều kiện để có được và giữ được dân chủ là người dân phải tha thiết với quyền làm chủ Đất Nước của mình.

 



Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Tư duy và thái độ cần có của người dân trong một xã hội dân chủ

Từng Con Người Dân Chủ sẽ hợp thành một Xã Hội Dân Chủ, Xã Hội Dân Chủ sẽ tạo ra Chính Trị Dân Chủ, Chính Trị Dân Chủ sẽ sinh ra Chính Thể Dân Chủ ... Dân Chủ đến từ "bản chất" ý thức của công chúng, không phải đến từ chính quyền với những "hiện tượng" : danh nghĩa, quốc hiệu, đảng hiệu, quốc kỳ, chính thể, cơ chế, hiến pháp, pháp luật ...
Do cơ duyên của lịch sử, các xã hội dân chủ đã hình thành trong những hoàn cảnh khác nhau, nhưng để tiến tới hay duy trì sinh hoạt dân chủ trong một quốc gia, tư duy và thái độ dân chủ của người dân là yếu tố căn bản.
Để làm chủ quốc gia, người dân trước nhất phải có ý hướng, thái độ và kiến thức “làm chủ”.
Ý hướng dân chủ khởi đi từ điểm mỗi người dân phải lưu tâm tới xã hội xung quanh mình, biết tán thưởng điều hay và bận tâm trước những chuyện xấu xa, không phải chỉ đối với xã hội loài người mà cả tới môi trường và cảnh quan xung quanh. Những con người vô cảm sẽ không có khả năng, chưa nói tới xứng đáng, tham gia sinh hoạt trong một xã hội dân chủ. Nếu một con người vô cảm có cơ hội “lạc tới” một xã hội dân chủ, con người đó sẽ chỉ là những thành phần sống bám, lợi dụng các tiện ích vật chất và tinh thần do xã hội mang lại.

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Xã hội dân chủ và đời sống của người dân

Bài Học số 2

Nếu mọi người dân đều tha thiết có một xã hội dân chủ thì chẳng chế độ độc tài nào có thể tồn tại. Cái nếu này đã không xẩy ra tại nhiều xứ vì ở đó nhiều người còn nghĩ dân chủ như một nhu cầu chính trị cao xa, hay tệ hơn nữa là nguyên nhân mất trật tự tại một số nơi. Nhưng nếu hiểu dân chủ một cách nghiêm chỉnh thì dân chủ chỉ là một thể chế có sự bảo đảm là các viên chức chính quyền phải thực sự là những nhân viên phục vụ dân chúng : Dân là chủ, và người dân có điều kiện thay đổi những nhân viên nhà nước bất tài hay thiếu đạo đức, kể từ cấp lãnh đạo cao cấp nhất...
Dân chủ đã bị hiểu lầm một phần do sự xuyên tạc của chế độ độc tài nắm quyền, nhưng phần chính là do sự thiếu kiến thức của người dân, do thái độ vô cảm … với vận mệnh của chính mình.

Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2015

Tại sao Thực Hiện Dân Chủ phải là mục tiêu hàng đầu cho cuộc tranh đấu của chúng ta.

Bài Học số 1

Trong gần một thế kỷ qua, dân tộc Việt Nam đã bị cuốn hút vào nhiều mục tiêu tranh đấu để rồi đi từ thất vọng này qua thất bại khác.
Vào đầu Thế Kỷ 20, dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, độc lập đã trở thành giấc mơ chung của Dân Tộc. Từ Phong Trào Đông Du của Phan Bội Châu tới Việt Nam Quốc Dân Đảng của Nguyễn Thái Học ước nguyện của người dân VN là làm sao thoát ách nô lệ của ngoại bang… Năm 1945 đã đem lại đổi thay lớn cho nước ta, Pháp đã bị Nhật đánh đổ rồi Nhật đầu hàng Đồng Minh và Việt Nam đã có được độc lập. Nhưng giấc mơ Độc Lập đã nhanh chóng biến thành ác mộng khi đảng CSVN nắm được chính quyền, đã coi mục tiêu độc quyền thống trị của họ còn lớn hơn độc lập quốc gia, vì vậy mà biết bao người Việt yêu nước trong các tổ chức đoàn thể khác đã bị cộng sản VN, hồi đó gọi là Việt Minh, thanh toán.
Cơn ác mộng Việt Minh không phải chỉ ngừng lại ở nạn “Việt Nam độc lập với Việt Minh độc quyền lãnh đạo” mà còn bị bầm dập trong tai họa đấu tranh giai cấp, tập thể sản xuất rồi cuộc chiến gọi là “Chống Mỹ Cứu Nước, Giải Phóng Miền Nam”. Hàng triệu người Việt đã bị thiệt mạng, đất nước suy kiệt … Để rồi người đi giải phóng thấy mình bị lừa và người được giải phóng đổ xô ra biển, băng rừng để thoát khỏi ách độc tài bản xứ.

Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

TOÀN VĂN thông điệp Liên bang "tuyệt vời nhất" của TT Obama.

 "Chúng ta đã đặt một nền tảng mới. Giờ nhiệm vụ của chúng ta là vẽ ra một tương lai  tươi sáng hơn. Hãy bắt đầu chương mới này - cùng nhau - và hãy bắt đầu ngay bây giờ". 
Thông điệp Liên bang năm nay được chờ đợi vì đây là lần đầu tiên Tổng thống Obama trình bày các chương trình nghị sự và các đường hướng chính sách của chính phủ trước Quốc hội do đảng Cộng hòa toàn quyền kiểm soát.
Nó cũng hứa hẹn sẽ đề cập đến nhiều vấn đề lớn trong cả đối nội lẫn đối ngoại của chính phủ Mỹ năm 2015. 
Thưa ngài Chủ tịch Hạ viện, Phó Tổng thống, các thành viên Quốc hội, cùng toàn thể công dân Mỹ:
Thế kỷ đã đi được 15 năm. Đó là 15 năm với những vụ khủng bố xảy ra tại chính quê hương chúng ta, 15 năm với 2 cuộc chiến tranh dài kỳ và nhiều mất mát mà thế hệ mới của chúng ta đã phải trải qua, 15 năm với một cuộc suy thoái kinh tế lan rộng khắp đất nước cũng như trên toàn thế giới. Đó là một khoảng thời gian đầy khó khăn đối với nhiều người.
Nhưng hôm nay, chúng ta sẽ bước sang trang mới.
Đêm nay, sau một năm đột phá với nước Mỹ, nền kinh tế của chúng ta đang phát triển và tạo công ăn việc làm ở mức cao nhất kể từ năm 1999.
Tỉ lệ thất nghiệp đã thấp hơn so với trước thời kỳ khủng hoảng. Trẻ em đi học có tỉ lệ tốt nghiệp ở mức cao nhất từ trước đến nay. Ngày càng nhiều người Mỹ đã có bảo hiểm đầy đủ.
Chúng ta đã thoát khỏi sự lệ thuộc vào nguồn dầu khí nước ngoài một cách tốt nhất trong hơn 30 năm qua.

Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

KIẾN NGHỊ của CÁC TỔ CHỨC XHDS ĐỘC LẬP VN gửi HỘI NGHỊ XHDS ASEAN 2015 Kuala Lumpur

KIẾN NGHỊ của CÁC TỔ CHỨC XHDS ĐỘC LẬP VN gửi HỘI NGHỊ XHDS ASEAN 2015 Kuala Lumpur
========================================================
Kính gửi: Ban Tổ Chức Quốc gia Malaysia , Ban Thường trực khu vực ASEAN và Ban Soạn Thảo Tuyên Bố Chung của Hội nghị XHDS ASEAN 2015
Chúng tôi, các tổ chức XHDS độc lập của Việt Nam, xin được trân trọng tự giới thiệu: Các tổ chức chúng tôi được thành lập từ nhiều năm qua trên cơ sở phi lợi nhuận, phi đảng phái và phi chính phủ. Chúng tôi tự thành lập căn cứ vào điều 25 của Hiến pháp Việt Nam năm 2013 và Công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự và nhằm hoạt động vì lợi ích tập thể và lợi ích xã hội. Tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa được Nhà nước Việt Nam công nhận.
Các tổ chức mà chính phủ Việt Nam giao nhiệm vụ tham gia Cộng đồng các tổ chức XHDS ASEAN như VUFO, GREENID, VPDF và CRSCH…, tất cả đều được chính phủ thành lập và tài trợ. Nhân sự lãnh đạo của các tổ chức ấy là cán bộ công chức của đảng CS được cử sang. Mục tiêu và hoạt động của họ phải theo sự chỉ đạo của chính phủ hoặc cơ quan đảng CS. Về bản chất, họ không phải là các tổ chức XHDS độc lập mà chỉ là các cơ quan ngoại vi hay là cánh tay nối dài của đảng CS nhằm kiểm soát người dân, kiểm soát sinh hoạt xã hội và thực hiện nhiệm vụ đối ngoại cho đảng CS.
Các tổ chức XHDS độc lập của Việt Nam khẳng định rằng chúng tôi đã không nhận được bất kỳ bản thảo nào về Tuyên bố chung của các tổ chức XHDS ASEAN 2015 từ phái đoàn được gọi là đại diện cho các tổ chức XHDS Việt Nam. Do đó, đề nghị Quý Ban tạo kiều kiện để chúng tôi có thể tham gia hoặc trực tiếp hoặc qua Skype vào kỳ họp mặt sắp tới.
Nhân cơ hội này, các tổ chức XHDS độc lập của Việt Nam nhận định về hiện trạng đất nước chúng tôi như sau:
A- Đàn áp về dân quyền
Hàng ngàn người bảo vệ nhân quyền bị cản trở quyền tự do đi lại trong nước, quyền xuất cảnh ra nước ngoài, bị tịch thu hộ chiếu và có khi không thể tự do cư trú.
Nhà cầm quyền tìm mọi cách áp lực nơi làm việc của người bảo vệ nhân quyền để họ bị sa thải. Các cựu tù nhân lương tâm còn bị cấm làm việc cho các NGO và một số ngành nghề.
B- Bất công về nhân quyền
Vì Hiến pháp VN quy định đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà nước, nên việc giải tỏa đất đai cho các dự án đầu tư nước ngoài đã tạo ra tình trạng chính quyền cướp đất của nông dân và thị dân, hoặc đền bù khiến họ không thể sống nổi. Khắp đất nước VN có hàng trăm ngàn dân oan kêu cứu, hàng ngàn dân oan bị đánh đập và hàng trăm dân oan bị cầm tù do khiếu kiện.
Các công nhân tại VN vừa phải chịu một mức lương tối thiểu thuộc hàng thấp nhất thế giới, vừa phải lao động trong những điều kiện tệ hại, lại không thể thành lập công đoàn riêng của họ. Nhiều cuộc đình công đã bị đàn áp và nhiều thủ lĩnh các cuộc biểu tình của họ hiện bị cầm tù.
Trong bối cảnh đó, các công ty xuyên quốc gia phải chịu trách nhiệm trong việc góp phần vào quá trình tịch thu đất đai của nông dân VN.
Do đó, các tổ chức XHDS độc lập của Việt Nam kiến nghị về các quyền dân sự, chính trị, văn hóa, kinh tế và xã hội như sau:
Quyền tự do hội họp ôn hòa của công dân phải được tôn trọng. Nhà cầm quyền VN phải chấm dứt sách nhiễu thành viên các tổ chức XHDS độc lập và ngăn cản các cuộc họp mặt ôn hòa của họ.
Người dân phải có quyền lập hội một cách tự do. Nhà cầm quyền VN phải chấm dứt dùng bạo lực tấn công giới bảo vệ nhân quyền. Năm 2014 khoảng 150 người trong giới đó đã bị tấn công bằng bạo lực.
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí tại VN phải thực thi đầy đủ. Có 30 blogger, nhà báo đang bị nhà cầm quyền VN giam cầm.
Người dân phải có quyền tư hữu đất đai, và mọi ai bị trưng dụng ruộng đất vì công ích phải được đền bù đầy đủ để sống được lâu dài.
Các công nhân phải được trả một mức lương đủ nuôi sống bản thân họ, phải được làm việc trong những điều kiện xứng hợp nhân phẩm, phải có quyền thành lập công đoàn riêng của họ.
Các tôn giáo phải được độc lập trong tổ chức và tự do trong hoạt động, phải được trả lại mọi đất đai và cơ sở đã bị nhà cầm quyền tịch thu.
Chính quyền Việt Nam phải xóa bỏ các điều luật mơ hồ và vi hiến trong Bộ luật Hình sự như Điều 258 “lợi dụng quyền tự do dân chủ”, Điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước”, Điều 79 “âm mưu lật đổ chính quyền”. Phải cụ thể hóa Điều 245 “gây rối trật tự công cộng”, Điều 257 “Chống người thi hành công vụ” theo tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.
Các tù nhân lương tâm (vì đấu tranh cho tôn giáo, nhân quyền và dân chủ) phải được trả tự do vô điều kiện. Hiện có 106 TNLT đang bị cầm tù.
Chúng tôi trân trọng cảm ơn.
Các tổ chức XHDS độc lập Việt Nam đồng kính chuyển:
Bach Dang Giang Foundation: Ths.Phạm Bá Hải
Ban vận động Văn Đoàn Độc lập: Nhà văn Nguyên Ngọc
Bauxite Việt Nam: GS.Phạm Xuân Yêm, GS. Nguyễn Huệ Chi
Cao Đài, Khối Nhơn Sanh: CTS Hứa Phi, CTS Nguyễn Kim Lân, CTS Nguyễn Bạch Phụng
Diễn Đàn XHDS: Ts.Nguyễn Quang A
Giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nam – Hoa Kỳ: MS.Nguyễn Hoàng Hoa
Giáo hội Mennonite thuần túy: MS.Nguyễn Mạnh Hùng, MS Phạm Ngọc Thạch
Giáo hội PGHH Thuần Túy: Cụ Lê Quang Liêm
Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo: Ls. Nguyễn Bắc Truyển
Hội Anh Em Dân Chủ: Ls.Nguyễn văn Đài
Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo: Cô Hà Thị Vân
Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm: Bs.Nguyễn Đan Quế, Lm.Phan Văn Lợi
Hội Nhà báo Độc lập: Ts.Phạm Chí Dũng
Hội Phụ Nữ Nhân Quyền: Cô Huỳnh Thục Vy, Cô Trần Thị Nga, Bà Trần Thị Hài
Hội Thánh Tin Lành Chuồng Bò: MS. Lê Quang Du
Khối Tự do Dân chủ 8406: Lm Phan Văn Lợi
Lao Động Việt: Cô Đỗ Thị Minh Hạnh
Phong Trào Liên đới Dân oan Tranh đấu: Bà Trần Ngọc Anh
Tăng Đoàn Giáo hội PGVNTN: HT.Thích Không Tánh
Người nhận:
Mr. Jerald Joseph, Pusat Komas, (jjerald@pd.jaring.my)
Mr. Yap Swee Seng, SUARAM (detention@suaram.net)
Ms Reileen Dulay, Asia Pacific Forum on Women Law and Development (APWLD) (reileen@apwld.org)
Ms Nalini Singh, Asia Pacific Resource and Research Centre for Women (ARROW) (nalini@arrow.org.my)
Mr Gus Miclat, Initiatives for International Dialogue (IID) (gus@iidnet.org)
Mr. Mark Barredo, ASEAN Youth Forum (joelmarkbarredo@yahoo.com)
Ms Marjorie Pamintuan, Asia Pacific Research Network (APRN) (mpamintuan@aprnet.org)
Gia Hartman, Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia (CAMSA) (gia.hartman@bpsos.org)
Ms Atnike Sigiro, Asian Forum for Human Rights and Development (FORUM-ASIA) (atnike@forum-asia.org)
Thilaga Sulathireh, ASEAN Sexual Orientation and Gender Identity/Expression Caucus (thilaga.sulathireh@gmail.com)
Mr Richard Gadit, Asia Indigenous Peoples’ Pact (AIPP) (richard@aippnet.org)
Toan Dinh Nguyen, Thoai Huu Dinh, Anh Khoi Nguyen, Le Anh Hung, Huỳnh Anh Tú, Mai Nguyen, Mai-Agnetha Pham, Steve Mai, Phung Mai, Dinh Hoang, Đinh Nhật Uy, Phạm Đình Trọng, Nguyen Dinh Thang, Pha le Tuyet, Thái Quang Tâm, Ly Thai Hung, Thái V Hòa, Nguyễn Thái Bang, Nguyen Trung Ton, Trịnh Nguyễn
Like ·